Artwork

Indhold leveret af France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Alt podcastindhold inklusive episoder, grafik og podcastbeskrivelser uploades og leveres direkte af France Médias Monde and RFI Tiếng Việt eller deres podcastplatformspartner. Hvis du mener, at nogen bruger dit ophavsretligt beskyttede værk uden din tilladelse, kan du følge processen beskrevet her https://da.player.fm/legal.
Player FM - Podcast-app
Gå offline med appen Player FM !

Xử lý rác thải điện tử tại Pháp : Ưu tiên khử ô nhiễm và tái sử dụng

11:35
 
Del
 

Manage episode 416233301 series 130291
Indhold leveret af France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Alt podcastindhold inklusive episoder, grafik og podcastbeskrivelser uploades og leveres direkte af France Médias Monde and RFI Tiếng Việt eller deres podcastplatformspartner. Hvis du mener, at nogen bruger dit ophavsretligt beskyttede værk uden din tilladelse, kan du følge processen beskrevet her https://da.player.fm/legal.

Theo một báo cáo mà Liên Hiệp Quốc công bố hồi tháng 03/2024, nhìn chung trên thế giới lượng rác thải từ các thiết bị điện và điện tử (rác điện tử) đã tăng hơn nhiều so với dự báo hồi năm 2020 và sẽ còn tăng mạnh từ nay đến năm 2030.

Rác điện tử tăng vì nhiều lý do: cuộc sống hiện đại khiến nhu cầu sử dụng thiết bị điện và điện tử ngày càng cao, nhưng vòng đời sản phẩm lại càng càng ngắn do nhu cầu thay đổi của người sử dụng, hay do nhiều nhà sản xuất đã cố tình hạn chế tuổi thọ của sản phẩm (obsolescence), khả năng sữa chữa đồ cũ cũng bị hạn chế …

Một điều đáng lo ngại là, dù lượng rác điện tử tăng mạnh, tỉ lệ thu gom và tái chế lại thấp, mức trung bình trên thế giới chỉ là khoảng 22%, tỉ lệ này ở châu Âu là 42,8%. Việc rác thải điện tử không được thu gom, xử lý hiệu quả được cho là sẽ gây ra nhiều nguy cơ đối với môi trường và sức khỏe người dùng.

Riêng tại Pháp, theo một nghiên cứu Viện IFOP thực hiện cho bộ Chuyển đổi sinh thái, được trang Futura Sciences trích dẫn hôm 20/03, trung bình mỗi hộ gia đình sử dụng tới 99 thiết bị điện tử. Và chỉ có 38% hộ gia đình sửa chữa đồ cũ khi chúng bị hỏng.

Để hiểu thêm về tình hình thu gom và tái chế rác thải điện tử tại Pháp, những khó khăn, thách thức của lĩnh vực này, RFI Tiếng Việt ngày 19/04/2024 đã phỏng vấn bà Claire Lemarchand, giám đốc chuyên trách vận động, nâng cao nhận thức của cộng đồng và cũng là phát ngôn viên của Ecosystem. Ecosystem là một trong những tổ chức sinh thái (éco-organisme) chuyên về thu gom và xử lý rác thải điện tử tại Pháp, được nhà nước công nhận là doanh nghiệp phi lợi nhuận, hoạt động vì lợi ích chung.

RFI : Xin chào Claire Lemarchand. Theo bà, tình hình thu gom và tái chế rác điện tử tại Pháp cụ thể ra sao ? Liệu rác thải điện tử ngày càng được thu gom, quản lý và tái chế tốt hơn trong những năm gần đây tại Pháp ?

Claire Lemarchand : Quả thực, báo cáo của Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh rằng mức tiêu thụ, và ngầm trong đó là mức sản xuất thiết bị điện và điện tử, ngày càng gia tăng và rất đáng kể trên thế giới.

Trái lại, ở Pháp và châu Âu, đặc biệt là Pháp, do có các quy định kỹ hơn, với các tổ chức sinh thái như Ecosystem quản lý rác thải, thu gom nhằm tái chế rác điện tử, nên mọi chuyện khá tốt. Chẳng hạn, năm 2023, chúng tôi đã thu gom được 646 ngàn tấn thiết bị điện gia dụng (192 triệu thiết bị điện) trong khi cũng vào năm ngoái, tổng lượng thiết bị điện đưa ra thị trường là 1 triệu 267 ngàn tấn, tức là lượng thu gom của chúng tôi tương đương hơn một nửa lượng bán ra thị trường.

Trong số 646 ngàn tấn thiết bị nói trên, chúng tôi tái chế được khoảng 80%. Có những thứ chúng tôi vẫn chưa tái chế được. Ngoài ra, trong các thiết bị điện và điện tử còn có những chất gây ô nhiễm cần được tách ra và lưu giữ tại các cơ sở xử lý chất thải nguy hiểm, chứ không thể tái chế được những chất này.

(…) Cũng trong số 646 ngàn tấn thiết bị thu gom được nói trên, được tái chế nhiều nhất, nếu xét về khối lượng, vẫn là những thiết bị điện gia dụng cỡ lớn như tủ lạnh, máy rửa bát, máy giặt … Nhưng nếu xét về số lượng thiết bị, được tái chế nhiều nhất vẫn là những thiết bị điện gia dụng cỡ nhỏ, như bàn chải đánh răng chạy bằng điện, máy nướng bánh mỳ …

RFI : Theo bà, tại Pháp, đâu là những yếu tố hạn chế hoặc khiến việc tái chế rác thải điện và điện tử trở nên khó khăn, phức tạp ? Hiện nay, đâu là thách thức lớn nhất cần giải quyết ?

Claire Lemarchand : Chúng ta cần hiểu là trước khi có thể tái chế thì phải thu gom rác thải điện tử. Và có 2 lý do chính khiến chúng tôi không thể thu gom được toàn bộ rác thải điện và điện tử:

Thứ nhất là việc nhầm lẫn trong khâu phân loại rác. Một phần tư lượng thiết bị điện tử cỡ nhỏ như điện thoại, ổ cắm điện, đồ chơi chạy bằng điện … bị vứt vào thùng rác sinh hoạt hoặc thùng rác bao bì. Có khoảng 118.000 tấn rác điện tử bị vứt vào thùng rác không đúng loại nên không được tái chế đúng cách. Như vậy là chúng không thể được khử ỗ nhiễm và chúng tôi cũng không thể tái sử dụng các vật liệu để sản xuất các thiết bị mới.

Yếu tố thứ 2 là nạn buôn bán rác thải trái phép. Một phần tư lượng rác thải điện và điện tử được thu gom trái phép. Đó là bởi vì các thiết bị điện tử có những kim loại có giá trị nên bán được giá trên thị trường. Chính vì thế, chúng bị đánh cắp, hoặc thậm chí bị xuất khẩu sang các nước ít nhiều xa Pháp và châu Âu. Số thiết bị này chiếm khoảng 450 ngàn tấn.

Như vậy là có tổng cộng 450 ngàn tấn rác điện tử lọt ra khỏi lĩnh vực tái chế hợp pháp và 118 ngàn tấn rác là do phân loại sai nên không được thu gom, tái chế.

RFI : Vậy theo nhận định của bà, tại Pháp, thu gom hay tái chế rác thải điện tử đặt ra nhiều thách thức hơn ?

Claire Lemarchand : Có những thách thức thường trực trong việc thu gom hoặc tái chế. Chẳng hạn, về tái chế, hiện nay chúng tôi đặt các thùng thu gom rác điện tử tại các cửa hàng hoặc khu tập kết rác. Chúng tôi thu gom được những thiết bị điện và điện tử được chế tạo cách nay khoảng 10, 15 hay 20 năm. Đối với những thiết bị này, chúng tôi đã biết chúng được làm từ chất liệu gì, bên trong thiết bị có những chất gây ô nhiễm nào … Điều đó cũng có nghĩa là chúng tôi biết cách tái chế rác thải từ những thiết bị điện tử đã được chế tạo từ cách nay nhiều năm.

Trái lại, mỗi năm chúng tôi lại thu gom được những loại thiết bị mới với những loại vật liệu hoặc hợp kim, hoặc các dạng nhựa, hoặc chất gây ô nhiễm mà trước đây chúng tôi chưa từng thấy trong các thùng rác điện tử. Vì thế mà theo dòng thời gian, chúng tôi phải liên tục điều chỉnh các đơn vị xử lý để luôn có thể tái chế tốt hơn và nhiều hơn. Thường xuyên là phải như thế. Tái chế rác điện tử là một ngành công nghiệp không ngừng phát triển.

RFI : Rác thải từ loại thiết bị điện - điện tử nào khó tái chế nhất ?

Claire Lemarchand : Trên thực tế, điều này không liên quan đến loại máy móc, thiết bị, mà chủ yếu liên quan đến phương thức chế tạo chúng.

Nếu một chiếc máy được chế tạo bằng cách ghép dán một mảnh kim loại với một mảnh nhựa thay cho cách bắt vít, thì chúng sẽ nhẹ hơn và nhỏ gọn hơn. Trái lại, khi hai vật liệu được dán vào nhau thì không thể dễ dàng tách chúng ra được. Khi tách chúng ra, bao giờ cũng sẽ mất một mẩu nhựa, một mẩu kim loại và keo dính ở mối ghép nối. Như vậy chính cách thiết kế và lắp ráp mới là yếu tố khiến việc tái chế bớt khó khăn hay là thêm phức tạp.

RFI : Ngành tái chế rác thải điện tử ở Pháp có lẽ vẫn còn những khó khăn, thách thức. Nhưng liệu lĩnh vực này ngày càng được quản lý tốt hơn ở Pháp ? Chính phủ Pháp có hỗ trợ hay có chính sách gì để thúc đẩy ngành công nghiệp vốn rất quan trọng này ?

Claire Lemarchand : Xin nhắc lại là tại Pháp, tái chế và thu gom rác thải điện và điện tử là do các « éco-organisme (cơ quan sinh thái) quản lý. Đây là những công ty tư nhân nhưng phải đáp ứng các nghĩa vụ mà nhà nước đề ra. Chẳng hạn nhà nước yêu cầu là trong 6 năm tới, chúng tôi phải tái chế được bao nhiêu tấn rác điện tử, khử ô nhiễm được bao nhiêu thiết bị … Có hàng loạt nghĩa vụ. Dĩ nhiên là chúng tôi phải đáp ứng các nghĩa vụ, yêu cầu nhà nước đề ra. Đây là vai trò của chúng tôi, nhưng chúng tôi không được nhà nước cấp ngân sách mà được các nhà sản xuất tài trợ.

Khi quý vị mua một chiếc máy giặt, trên hóa đơn quý vị thấy có khoản éco-participation (khoản đóng góp sinh thái). Đây không phải là tiền thuế (taxe). Khoản tiền này được chuyển trực tiếp cho tổ chức Ecosystem để chúng tôi có kinh phí thu gom, tái chế, tái sử dụng thiết bị và cũng là dùng để chi trả khoản « bonnus réparation » để giảm chi phí sửa đồ dùng cho người dùng (Đây là khoản tiền hỗ trợ để khuyến khích người tiêu dùng Pháp sửa chữa các thiết bị điện hoặc điện tử khi thiết bị hỏng hóc thay vì mua sản phẩm mới thay thế ngay lập tức).

RFI : Rác thải điện tử có phải là chất đầu độc từ từ môi trường và sức khỏe con người ?

Claire Lemarchand : Về bản chất, các thiết bị điện và điện tử có chứa một số chất gây ô nhiễm, chẳng hạn như brome, thủy ngân, asen, khí flo - loại chất làm lạnh có trong tủ lạnh chẳng hạn. Chính vì trong các thiết bị có chất gây ô nhiễm nên cần phải tái chế rác điện tử. Đây là điều quan trọng. Nhưng không chỉ cần tái sử dụng kim loại, nhựa, thủy tinh có trong các thiết bị, trước hết chúng ta sẽ khử ô nhiễm các thiết bị. Các chất ô nhiễm này phải được cất giữ tại các cơ sở xử lý chất thải nguy hiểm để chúng không gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, có thế thì mới không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Đó là điều cơ bản trong lĩnh vực mà chúng tôi đang điều phối.

RFI : Tại Pháp, tái chế rác thải điện tử mang lại những tiềm năng nào ? Đâu là triển vọng phát triển ?

Claire Lemarchand : Khi nói đến tái chế rác thải điện và điện tử tại Pháp thì phải nói đến 3 điểm cơ bản.

Đầu tiên là phải tái sử dụng vật liệu thay vì khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chúng ta đang đứng trước thách thức là tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, nguồn tài nguyên của chúng ta không phải là vô hạn. Thế nên, chúng ta càng tái chế được nhiều thì càng bớt phải khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Về điểm thứ 2, như tôi đã nói ở trên, là phải khử ô nhiễm các chất độc hại để thực sự bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.

Và điểm cuối cùng, khi thu gom các thiết bị, trước khi tái chế chúng, chúng tôi phải xem liệu có thể tái sử dụng chúng nữa hay không. Nếu các thiết bị vẫn còn trong tình trạng có thể hoạt động tốt hoặc có khi chỉ cần sửa chữa là hoạt động lại được thì nên tái sử dụng chúng. Trước khi tái chế, điều quan trọng là phải kéo dài tuổi thọ của thiết bị càng lâu càng tốt, làm sao để thiết bị có thể hoạt động lâu nhất có thể. Chúng ta không nên thay mới chỉ vì chúng ta muốn có sự đổi khác về màu sắc, chức năng. Chúng ta nên sử dụng thiết bị càng lâu càng tốt. Đây là hành động đầu tiên để bảo vệ môi trường. Đến khi nào đồ vật đã quá cũ, không thể hoạt động được nữa thì chúng tôi mới tái chế. Đó là điều cơ bản.

Xét về lợi ích, không nên xuất khẩu rác thải điện và điện tử. Đó là bởi vì tái chế rác thải là tạo việc làm trong nước. Đây là một ngành công nghiệp nội địa của Pháp, tạo việc làm ngay tại Pháp. Công ty Ecosystem của chúng tôi có 160 nhân viên, nhưng tính trong toàn bộ lĩnh vực này thì chúng tôi tạo được việc làm cho hơn 7.000 người tại nước Pháp, ở cả Pháp lục địa và các vùng lãnh thổ hải ngoại.

RFI : Claire Lemarchand, bà là phát ngôn viên của Ecosystem. Xin bà giới thiệu thêm về những đóng góp của Ecosystem cho lĩnh vực thu gom và tái chế rác chất thải điện và điện tử ở Pháp ?

Claire Lemarchand : Ecosystem là một doanh nghiệp phục vụ lợi ích chung. Chúng tôi là cơ quan phi lợi nhuận. Sứ mệnh duy nhất của chúng tôi là dựa vào « éco-participation » (khoản đóng góp sinh thái) để thu gom rác điện tử và tái chế.

Tôi xin nói để quý thính giả của đài hiểu là rác điện tử trong những thùng màu xanh lá cây đặt tại các siêu thị và những thùng chứa thiết bị điện và điện tử mà quý vị thấy ở các trung tâm tập kết rác, đều do công ty Ecosystem thu gom. Sau đó, chúng tôi chuyển tất cả đến các trung tâm xử lý rác điện tử của Ecosytem. « Bonnus réparation » để giảm chi phí sửa thiết bị điện tử cũ cũng là do Ecosysem tài trợ. Năm 2023, Ecosystem đã sửa chữa để tái sử dụng 900.000 thiết bị. Con số này tăng hàng năm và sẽ còn tăng nữa, làm như vậy để tuổi thọ của thiết bị ngày càng được kéo dài.

RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn bà Claire Lemarchand, phát ngôn viên của Ecosystem, đã tham gia chương trình !

  continue reading

66 episoder

Artwork
iconDel
 
Manage episode 416233301 series 130291
Indhold leveret af France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Alt podcastindhold inklusive episoder, grafik og podcastbeskrivelser uploades og leveres direkte af France Médias Monde and RFI Tiếng Việt eller deres podcastplatformspartner. Hvis du mener, at nogen bruger dit ophavsretligt beskyttede værk uden din tilladelse, kan du følge processen beskrevet her https://da.player.fm/legal.

Theo một báo cáo mà Liên Hiệp Quốc công bố hồi tháng 03/2024, nhìn chung trên thế giới lượng rác thải từ các thiết bị điện và điện tử (rác điện tử) đã tăng hơn nhiều so với dự báo hồi năm 2020 và sẽ còn tăng mạnh từ nay đến năm 2030.

Rác điện tử tăng vì nhiều lý do: cuộc sống hiện đại khiến nhu cầu sử dụng thiết bị điện và điện tử ngày càng cao, nhưng vòng đời sản phẩm lại càng càng ngắn do nhu cầu thay đổi của người sử dụng, hay do nhiều nhà sản xuất đã cố tình hạn chế tuổi thọ của sản phẩm (obsolescence), khả năng sữa chữa đồ cũ cũng bị hạn chế …

Một điều đáng lo ngại là, dù lượng rác điện tử tăng mạnh, tỉ lệ thu gom và tái chế lại thấp, mức trung bình trên thế giới chỉ là khoảng 22%, tỉ lệ này ở châu Âu là 42,8%. Việc rác thải điện tử không được thu gom, xử lý hiệu quả được cho là sẽ gây ra nhiều nguy cơ đối với môi trường và sức khỏe người dùng.

Riêng tại Pháp, theo một nghiên cứu Viện IFOP thực hiện cho bộ Chuyển đổi sinh thái, được trang Futura Sciences trích dẫn hôm 20/03, trung bình mỗi hộ gia đình sử dụng tới 99 thiết bị điện tử. Và chỉ có 38% hộ gia đình sửa chữa đồ cũ khi chúng bị hỏng.

Để hiểu thêm về tình hình thu gom và tái chế rác thải điện tử tại Pháp, những khó khăn, thách thức của lĩnh vực này, RFI Tiếng Việt ngày 19/04/2024 đã phỏng vấn bà Claire Lemarchand, giám đốc chuyên trách vận động, nâng cao nhận thức của cộng đồng và cũng là phát ngôn viên của Ecosystem. Ecosystem là một trong những tổ chức sinh thái (éco-organisme) chuyên về thu gom và xử lý rác thải điện tử tại Pháp, được nhà nước công nhận là doanh nghiệp phi lợi nhuận, hoạt động vì lợi ích chung.

RFI : Xin chào Claire Lemarchand. Theo bà, tình hình thu gom và tái chế rác điện tử tại Pháp cụ thể ra sao ? Liệu rác thải điện tử ngày càng được thu gom, quản lý và tái chế tốt hơn trong những năm gần đây tại Pháp ?

Claire Lemarchand : Quả thực, báo cáo của Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh rằng mức tiêu thụ, và ngầm trong đó là mức sản xuất thiết bị điện và điện tử, ngày càng gia tăng và rất đáng kể trên thế giới.

Trái lại, ở Pháp và châu Âu, đặc biệt là Pháp, do có các quy định kỹ hơn, với các tổ chức sinh thái như Ecosystem quản lý rác thải, thu gom nhằm tái chế rác điện tử, nên mọi chuyện khá tốt. Chẳng hạn, năm 2023, chúng tôi đã thu gom được 646 ngàn tấn thiết bị điện gia dụng (192 triệu thiết bị điện) trong khi cũng vào năm ngoái, tổng lượng thiết bị điện đưa ra thị trường là 1 triệu 267 ngàn tấn, tức là lượng thu gom của chúng tôi tương đương hơn một nửa lượng bán ra thị trường.

Trong số 646 ngàn tấn thiết bị nói trên, chúng tôi tái chế được khoảng 80%. Có những thứ chúng tôi vẫn chưa tái chế được. Ngoài ra, trong các thiết bị điện và điện tử còn có những chất gây ô nhiễm cần được tách ra và lưu giữ tại các cơ sở xử lý chất thải nguy hiểm, chứ không thể tái chế được những chất này.

(…) Cũng trong số 646 ngàn tấn thiết bị thu gom được nói trên, được tái chế nhiều nhất, nếu xét về khối lượng, vẫn là những thiết bị điện gia dụng cỡ lớn như tủ lạnh, máy rửa bát, máy giặt … Nhưng nếu xét về số lượng thiết bị, được tái chế nhiều nhất vẫn là những thiết bị điện gia dụng cỡ nhỏ, như bàn chải đánh răng chạy bằng điện, máy nướng bánh mỳ …

RFI : Theo bà, tại Pháp, đâu là những yếu tố hạn chế hoặc khiến việc tái chế rác thải điện và điện tử trở nên khó khăn, phức tạp ? Hiện nay, đâu là thách thức lớn nhất cần giải quyết ?

Claire Lemarchand : Chúng ta cần hiểu là trước khi có thể tái chế thì phải thu gom rác thải điện tử. Và có 2 lý do chính khiến chúng tôi không thể thu gom được toàn bộ rác thải điện và điện tử:

Thứ nhất là việc nhầm lẫn trong khâu phân loại rác. Một phần tư lượng thiết bị điện tử cỡ nhỏ như điện thoại, ổ cắm điện, đồ chơi chạy bằng điện … bị vứt vào thùng rác sinh hoạt hoặc thùng rác bao bì. Có khoảng 118.000 tấn rác điện tử bị vứt vào thùng rác không đúng loại nên không được tái chế đúng cách. Như vậy là chúng không thể được khử ỗ nhiễm và chúng tôi cũng không thể tái sử dụng các vật liệu để sản xuất các thiết bị mới.

Yếu tố thứ 2 là nạn buôn bán rác thải trái phép. Một phần tư lượng rác thải điện và điện tử được thu gom trái phép. Đó là bởi vì các thiết bị điện tử có những kim loại có giá trị nên bán được giá trên thị trường. Chính vì thế, chúng bị đánh cắp, hoặc thậm chí bị xuất khẩu sang các nước ít nhiều xa Pháp và châu Âu. Số thiết bị này chiếm khoảng 450 ngàn tấn.

Như vậy là có tổng cộng 450 ngàn tấn rác điện tử lọt ra khỏi lĩnh vực tái chế hợp pháp và 118 ngàn tấn rác là do phân loại sai nên không được thu gom, tái chế.

RFI : Vậy theo nhận định của bà, tại Pháp, thu gom hay tái chế rác thải điện tử đặt ra nhiều thách thức hơn ?

Claire Lemarchand : Có những thách thức thường trực trong việc thu gom hoặc tái chế. Chẳng hạn, về tái chế, hiện nay chúng tôi đặt các thùng thu gom rác điện tử tại các cửa hàng hoặc khu tập kết rác. Chúng tôi thu gom được những thiết bị điện và điện tử được chế tạo cách nay khoảng 10, 15 hay 20 năm. Đối với những thiết bị này, chúng tôi đã biết chúng được làm từ chất liệu gì, bên trong thiết bị có những chất gây ô nhiễm nào … Điều đó cũng có nghĩa là chúng tôi biết cách tái chế rác thải từ những thiết bị điện tử đã được chế tạo từ cách nay nhiều năm.

Trái lại, mỗi năm chúng tôi lại thu gom được những loại thiết bị mới với những loại vật liệu hoặc hợp kim, hoặc các dạng nhựa, hoặc chất gây ô nhiễm mà trước đây chúng tôi chưa từng thấy trong các thùng rác điện tử. Vì thế mà theo dòng thời gian, chúng tôi phải liên tục điều chỉnh các đơn vị xử lý để luôn có thể tái chế tốt hơn và nhiều hơn. Thường xuyên là phải như thế. Tái chế rác điện tử là một ngành công nghiệp không ngừng phát triển.

RFI : Rác thải từ loại thiết bị điện - điện tử nào khó tái chế nhất ?

Claire Lemarchand : Trên thực tế, điều này không liên quan đến loại máy móc, thiết bị, mà chủ yếu liên quan đến phương thức chế tạo chúng.

Nếu một chiếc máy được chế tạo bằng cách ghép dán một mảnh kim loại với một mảnh nhựa thay cho cách bắt vít, thì chúng sẽ nhẹ hơn và nhỏ gọn hơn. Trái lại, khi hai vật liệu được dán vào nhau thì không thể dễ dàng tách chúng ra được. Khi tách chúng ra, bao giờ cũng sẽ mất một mẩu nhựa, một mẩu kim loại và keo dính ở mối ghép nối. Như vậy chính cách thiết kế và lắp ráp mới là yếu tố khiến việc tái chế bớt khó khăn hay là thêm phức tạp.

RFI : Ngành tái chế rác thải điện tử ở Pháp có lẽ vẫn còn những khó khăn, thách thức. Nhưng liệu lĩnh vực này ngày càng được quản lý tốt hơn ở Pháp ? Chính phủ Pháp có hỗ trợ hay có chính sách gì để thúc đẩy ngành công nghiệp vốn rất quan trọng này ?

Claire Lemarchand : Xin nhắc lại là tại Pháp, tái chế và thu gom rác thải điện và điện tử là do các « éco-organisme (cơ quan sinh thái) quản lý. Đây là những công ty tư nhân nhưng phải đáp ứng các nghĩa vụ mà nhà nước đề ra. Chẳng hạn nhà nước yêu cầu là trong 6 năm tới, chúng tôi phải tái chế được bao nhiêu tấn rác điện tử, khử ô nhiễm được bao nhiêu thiết bị … Có hàng loạt nghĩa vụ. Dĩ nhiên là chúng tôi phải đáp ứng các nghĩa vụ, yêu cầu nhà nước đề ra. Đây là vai trò của chúng tôi, nhưng chúng tôi không được nhà nước cấp ngân sách mà được các nhà sản xuất tài trợ.

Khi quý vị mua một chiếc máy giặt, trên hóa đơn quý vị thấy có khoản éco-participation (khoản đóng góp sinh thái). Đây không phải là tiền thuế (taxe). Khoản tiền này được chuyển trực tiếp cho tổ chức Ecosystem để chúng tôi có kinh phí thu gom, tái chế, tái sử dụng thiết bị và cũng là dùng để chi trả khoản « bonnus réparation » để giảm chi phí sửa đồ dùng cho người dùng (Đây là khoản tiền hỗ trợ để khuyến khích người tiêu dùng Pháp sửa chữa các thiết bị điện hoặc điện tử khi thiết bị hỏng hóc thay vì mua sản phẩm mới thay thế ngay lập tức).

RFI : Rác thải điện tử có phải là chất đầu độc từ từ môi trường và sức khỏe con người ?

Claire Lemarchand : Về bản chất, các thiết bị điện và điện tử có chứa một số chất gây ô nhiễm, chẳng hạn như brome, thủy ngân, asen, khí flo - loại chất làm lạnh có trong tủ lạnh chẳng hạn. Chính vì trong các thiết bị có chất gây ô nhiễm nên cần phải tái chế rác điện tử. Đây là điều quan trọng. Nhưng không chỉ cần tái sử dụng kim loại, nhựa, thủy tinh có trong các thiết bị, trước hết chúng ta sẽ khử ô nhiễm các thiết bị. Các chất ô nhiễm này phải được cất giữ tại các cơ sở xử lý chất thải nguy hiểm để chúng không gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, có thế thì mới không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Đó là điều cơ bản trong lĩnh vực mà chúng tôi đang điều phối.

RFI : Tại Pháp, tái chế rác thải điện tử mang lại những tiềm năng nào ? Đâu là triển vọng phát triển ?

Claire Lemarchand : Khi nói đến tái chế rác thải điện và điện tử tại Pháp thì phải nói đến 3 điểm cơ bản.

Đầu tiên là phải tái sử dụng vật liệu thay vì khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chúng ta đang đứng trước thách thức là tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, nguồn tài nguyên của chúng ta không phải là vô hạn. Thế nên, chúng ta càng tái chế được nhiều thì càng bớt phải khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Về điểm thứ 2, như tôi đã nói ở trên, là phải khử ô nhiễm các chất độc hại để thực sự bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.

Và điểm cuối cùng, khi thu gom các thiết bị, trước khi tái chế chúng, chúng tôi phải xem liệu có thể tái sử dụng chúng nữa hay không. Nếu các thiết bị vẫn còn trong tình trạng có thể hoạt động tốt hoặc có khi chỉ cần sửa chữa là hoạt động lại được thì nên tái sử dụng chúng. Trước khi tái chế, điều quan trọng là phải kéo dài tuổi thọ của thiết bị càng lâu càng tốt, làm sao để thiết bị có thể hoạt động lâu nhất có thể. Chúng ta không nên thay mới chỉ vì chúng ta muốn có sự đổi khác về màu sắc, chức năng. Chúng ta nên sử dụng thiết bị càng lâu càng tốt. Đây là hành động đầu tiên để bảo vệ môi trường. Đến khi nào đồ vật đã quá cũ, không thể hoạt động được nữa thì chúng tôi mới tái chế. Đó là điều cơ bản.

Xét về lợi ích, không nên xuất khẩu rác thải điện và điện tử. Đó là bởi vì tái chế rác thải là tạo việc làm trong nước. Đây là một ngành công nghiệp nội địa của Pháp, tạo việc làm ngay tại Pháp. Công ty Ecosystem của chúng tôi có 160 nhân viên, nhưng tính trong toàn bộ lĩnh vực này thì chúng tôi tạo được việc làm cho hơn 7.000 người tại nước Pháp, ở cả Pháp lục địa và các vùng lãnh thổ hải ngoại.

RFI : Claire Lemarchand, bà là phát ngôn viên của Ecosystem. Xin bà giới thiệu thêm về những đóng góp của Ecosystem cho lĩnh vực thu gom và tái chế rác chất thải điện và điện tử ở Pháp ?

Claire Lemarchand : Ecosystem là một doanh nghiệp phục vụ lợi ích chung. Chúng tôi là cơ quan phi lợi nhuận. Sứ mệnh duy nhất của chúng tôi là dựa vào « éco-participation » (khoản đóng góp sinh thái) để thu gom rác điện tử và tái chế.

Tôi xin nói để quý thính giả của đài hiểu là rác điện tử trong những thùng màu xanh lá cây đặt tại các siêu thị và những thùng chứa thiết bị điện và điện tử mà quý vị thấy ở các trung tâm tập kết rác, đều do công ty Ecosystem thu gom. Sau đó, chúng tôi chuyển tất cả đến các trung tâm xử lý rác điện tử của Ecosytem. « Bonnus réparation » để giảm chi phí sửa thiết bị điện tử cũ cũng là do Ecosysem tài trợ. Năm 2023, Ecosystem đã sửa chữa để tái sử dụng 900.000 thiết bị. Con số này tăng hàng năm và sẽ còn tăng nữa, làm như vậy để tuổi thọ của thiết bị ngày càng được kéo dài.

RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn bà Claire Lemarchand, phát ngôn viên của Ecosystem, đã tham gia chương trình !

  continue reading

66 episoder

ทุกตอน

×
 
Loading …

Velkommen til Player FM!

Player FM is scanning the web for high-quality podcasts for you to enjoy right now. It's the best podcast app and works on Android, iPhone, and the web. Signup to sync subscriptions across devices.

 

Hurtig referencevejledning