#15 Làm mẹ của một bạn nhỏ nhạy cảm và chậm thích nghi, mình cần nhớ những gì?
Manage episode 303320366 series 2987612
Bạn An, cô con gái lớn gần 28 tháng tuổi của mình, là một bạn nhỏ nhạy cảm với tính khí chậm thích nghi (Slow to Warm up) từ khi sinh ra.
Một em bé chậm thích nghi (Slow to warm up) sẽ có những đặc điểm gì?
Có 3 nhóm tính khí căn bản chính: Dễ, Khó và Chậm thích nghi.
- Một em bé Chậm thích nghi hoàn toàn vui vẻ, hoà đồng, thậm chí là nghịch ngợm, nhưng con chỉ thể hiện những điều này khi con ở trong vùng an toàn (comfort zone) của mình, trước những người quen thuộc và cực kỳ thân thiết với con. Khi ra khỏi vùng an toàn, hay chỉ cần có sự xuất hiện của một người hơi lại trong gia đình, con sẽ chuyển ngay sang "chế độ" phòng thủ và quan sát từ xa, bên cạnh một người thân nhất của con.
- Con không thích bị thúc ép làm mọi việc trong gấp gáp. Con sẽ thoải mái và hợp tác hơn khi làm với tốc độ của riêng con, vào lúc con cảm thấy sẵn sàng và muốn làm.
- Con thích nhìn những gì em Khuê làm trước, hoặc người lớn tự làm trước, xong mới bắt chước làm theo.
Mình luôn phải nhắc nhở bản thân những gì khi nuôi & dạy con?
Mình phải luôn Nhẹ nhàng (vì con nhạy cảm), phải luôn Kiên nhẫn (vì con chậm thích nghi), và phải luôn Sáng tạo (để không nổi cơn tam bành mỗi khi con chướng). Tóm lại, tôn trọng bản chất và không cố gắng thay đổi con, mà tìm cách để con tự quyết định trong khuôn khổ mình cho phép.
- Luôn có mặt bên cạnh mỗi khi con gặp người mới hay đến một nơi mới. Thay vì nói những câu "thúc" con như: "Không có gì đâu, có làm sao đâu, con đừng có sợ, con hãy làm này làm kia đi..". Thì mình thường cứ giữ con bên cạnh và hành xử thật vui vẻ, tự nhiên và thoải mái, nói chuyện thân tình với mọi người, đặc biệt là người nào còn lạ lẫm với con. Con sẽ tự quan sát một lúc và hiểu rằng: "À, bố mẹ mình rất thân thiết và thoải mái với người lạ, vậy đây là người tốt. Mình sẽ không sợ nữa."
- Luôn báo trước và cho con thời gian để chuẩn bị trước khi thay đổi qua một hoạt động nào khác. Ví dụ, mình sẽ nói: "Con đọc sách đi rồi 5 phút nữa mình sẽ đi tắm nhé", hoặc "Khi nào mình ngủ dậy, mình sẽ ăn xong và đi thăm các cụ nha." - hãy cho con biết trước việc gì sẽ xảy ra, vào lúc nào, và lắng nghe ý kiến của con xem con có muốn làm hay không. Thiết lập cho con một lịch sinh hoạt nhất quán nhất có thể.
- Khuyến khích con quan sát và làm theo sau. Tuy nhiên, không so sánh, không đánh giá, không gắn mác (label), không chê bai con. Con thích ở vị trí thứ hai, chứ không phải vị trí thứ nhất, vì đó là vị trí con cảm thấy thoải mái và an toàn nhất. Hãy tôn trọng ý muốn của con.
- - - - -
Tu-Anh Nguyen (M.A. Psych)
Ncs Tiến sĩ Tâm lý Nhi
Parent-Child Counselor
Parent Educator from Happy Parenting
➫ Facebook: https://facebook.com/tuanh.psych
➫ Instagram: https://www.instagram.com/happyparenting.vn
➫ Website: https://happyparenting.vn
➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com
____________________
©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen
©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up
#happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn #lamchametichcuc #daycondungcach #tamlytre em #tamlynhi #tuanhnguyen
55 episoder