Artwork

Indhold leveret af Tada Le. Alt podcastindhold inklusive episoder, grafik og podcastbeskrivelser uploades og leveres direkte af Tada Le eller deres podcastplatformspartner. Hvis du mener, at nogen bruger dit ophavsretligt beskyttede værk uden din tilladelse, kan du følge processen beskrevet her https://da.player.fm/legal.
Player FM - Podcast-app
Gå offline med appen Player FM !

[Môi trường] Ân nhân của những dòng kênh - Yến Trinh (TTCT Tháng 8.2024)

11:24
 
Del
 

Manage episode 434670856 series 3592817
Indhold leveret af Tada Le. Alt podcastindhold inklusive episoder, grafik og podcastbeskrivelser uploades og leveres direkte af Tada Le eller deres podcastplatformspartner. Hvis du mener, at nogen bruger dit ophavsretligt beskyttede værk uden din tilladelse, kan du følge processen beskrevet her https://da.player.fm/legal.

Nhóm Sài Gòn Xanh thành lập tháng 12-2022 do hai bạn trẻ Nguyễn Lương Ngọc và Hồ Văn Vĩ khởi xướng. Đến nay, nhóm có 50 thành viên thường trực và hơn 1.400 tình nguyện viên.

Họ đã bắt đầu đi dọn rác trên kênh từ tháng 12-2022. Họ đã dọn được hơn 2.000 tấn rác từ 150 dòng kênh ở nhiều tỉnh thành. Nhưng "Một nhóm Sài Gòn Xanh dọn không hết rác, 1.000 nhóm dọn cũng không hết rác, chỉ khi mỗi người không xả rác thì mới hết rác" - lời của nhóm Sài Gòn Xanh.

Sáng sớm, Nguyễn Vũ Hùng - sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) - chạy xe từ TP Thủ Đức đến gửi gần cầu Rạch Lăng (quận Bình Thạnh) để tham gia vớt rác với các bạn mình trong nhóm Sài Gòn Xanh.

Mặc đồ bảo hộ (gồm áo phao, quần yếm, ủng, ba loại găng tay), Hùng lội xuống dòng kênh bùn sình đen kịt, gỡ từng giề lục bình ra khỏi phao chắn rác rồi chuyển lên bờ.

Xung quanh Hùng, hơn 20 thanh niên khác trong nhóm vớt từng bọc rác, chai nhựa, bao ni lông, áo quần cũ và vô số loại rác khác từ dòng nước đen ngòm, chuyền nhau đưa lên bờ. Chỉ non buổi sáng, 80 thanh niên gom được một đống rác to dưới chân cầu Rạch Lăng. Người đi qua tò mò nhìn họ.

Hùng không nhớ đây là lần thứ mấy anh tham hoạt động của nhóm nhưng với Nguyễn Dũng, một nhân viên kinh doanh 27 tuổi, đây là lần đầu anh tham gia vớt rác. Dũng được phân công kéo rác từ kênh lên bờ, bỏ vô bao.

"Tôi đọc được thông tin của nhóm vớt rác này qua mạng xã hội, ngưỡng mộ việc làm của các bạn nên đăng ký tham gia thành viên qua app. Đây là lần đầu tôi lội kênh, nước sâu tới ngực nên tôi cũng hơi sợ. Nhưng dưới kênh có quá nhiều rác nên khi bắt đầu kéo rác là tôi quên sợ" - Dũng nói.

Nhưng ở đây, anh gặp nhiều người cùng lý tưởng… vớt rác nên ai cũng thấy như quen biết lâu rồi. Dũng nói anh sẽ tham gia tiếp và một lần đi vớt rác như vậy, với anh, mới có sự chiêm nghiệm thực tế mà điều chỉnh hành vi của mình. "Mỗi khi định bỏ bừa miếng rác, tôi sẽ nhớ lại những vất vả khi đi dọn rác, nhớ công việc của nhóm vớt rác để ngừng lại", anh nói.

Phạm Hoàng Phương Vy, sinh viên năm 2 Trường ĐH Tài chính - Marketing, là tình nguyện viên mới tham gia vài buổi. Sáng nay, Vy được phân công gom rác vô bao. "Nước kênh bẩn, mùi hôi kinh khủng, rác quá nhiều, tôi rất mệt. Nhưng khi nhìn lại đoạn kênh đã được nhóm mình làm sạch, tôi thấy buổi sáng của mình có ích thực sự", Vy chia sẻ.

Đoạn rạch dưới chân cầu Rạch Lăng trước khi được vớt rác.

Bà Năm Lành, một người dân ở đường Phan Chu Trinh, kể bà sống gần cầu Rạch Lăng - nơi rác đọng mấy năm nay. "Thấy các thanh niên ở chỗ khác tới dọn rác gần nhà mình mà nể tụi nhỏ ghê, tụi nó còn trẻ mà không sợ dơ, không thấy gớm, đi dọn rác dưới rạch, lòng tôi thấy hổ thẹn vì có khi mình cũng bỏ rác xuống đó. Tôi đã dặn con cháu trong nhà là từ nay đừng bỏ rác xuống rạch nữa. Người ta từ nơi khác tới vớt rác mà mình sống gần đó lại bỏ rác xuống rạch coi sao được".

Nhóm Sài Gòn Xanh thành lập tháng 12-2022 do hai bạn trẻ Nguyễn Lương Ngọc và Hồ Văn Vĩ khởi xướng. Đến nay, nhóm có 50 thành viên thường trực và hơn 1.400 tình nguyện viên ở khắp các quận huyện thuộc TP.HCM và các tỉnh lân cận.


Chỉn chu từ A tới Z

Nguyễn Lương Ngọc (28 tuổi, trưởng nhóm), cho biết với mỗi buổi vớt rác, nhóm lên kế hoạch trước từ hai tuần đến một tháng. Ban đầu họ khảo sát địa điểm, xếp lịch, liên hệ địa phương hỗ trợ về kế hoạch, công tác tổ chức, xử lý rác… Nơi nào có dự án đặt phao chắn rác thì nhóm liên hệ để chính quyền quản lý và bảo vệ hệ thống phao này.

Để tổ chức một buổi vớt rác, họ cần các nhóm nhỏ, gồm đội cơ động, đội hậu cần, đội truyền thông. Đội cơ động làm những công việc tương đối phức tạp, cần kỹ năng thành thục.

Nguyễn Vũ Hùng, thành viên đội cơ động, được phân công ra giữa dòng nước gỡ rác và lục bình từ phao chắn rác. Đội truyền thông phụ trách quay phim chụp hình, livestream… đưa lên các nền tảng online để lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường và "tuyển" thêm tình nguyện viên.

Sau khi "chốt" kế hoạch, đội truyền thông sẽ đăng lịch vớt rác trên app hoặc các tài khoản mạng xã hội của nhóm thông báo về hoạt động, mời các tình nguyện viên tham gia.

Các tình nguyện viên sẽ được họp online để được tập huấn, cảnh báo ứng phó các loại rác nguy hiểm như kim tiêm, mảnh chai, rắn rết… và hạn chế tiếp xúc vật sắc nhọn.

Đó là nơi họ cùng nhau luyện những kiến thức về phân loại, xử lý rác và cách tự bảo vệ, nhận thông tin về giờ giấc, địa chỉ, hướng dẫn đường đi đến địa điểm tập trung vớt rác, chỗ để xe…

Trước khi "xông trận", các tình nguyện viên được hướng dẫn cách sử dụng đồ bảo hộ. Ai lội kênh thì mang quần yếm, áo phao, găng tay ba lớp (chống cắt, chống nước và bao tay y tế); người trên bờ mang ủng, găng tay hai lớp.

Phần lớn các tình nguyện viên của nhóm Sài Gòn Xanh là sinh viên, thanh niên. Ảnh: YẾN TRINH

Trần Văn Phú (sinh viên năm 3 Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, thuộc đội hậu cần) kể: khoảng 5h sáng, đội trưởng đội hậu cần gọi điện cho cửa hàng tạp hóa gần kênh để đặt nước uống.

Đội này cũng lo thức ăn nhẹ và dụng cụ bảo hộ cho các tình nguyện viên trong buổi vớt rác. Ai khát nước, cần khăn lau mặt, lau kính, găng tay, quần áo bảo hộ, khẩu trang… sẽ được các anh/chị nuôi của đội hậu cần phục vụ tận tay.

Gần đây, nhóm Sài Gòn Xanh ra mắt app để cộng đồng tiện theo dõi thông tin, đăng ký làm tình nguyện viên cho mỗi hoạt động.

Hơn nửa năm nay, ngoài hoạt động vớt rác làm sạch kênh rạch, nhóm còn đặt phao chắn rác ở nhiều đoạn kênh nhằm giữ cho rác không trôi về cuối nguồn. Phao chắn rác còn giúp việc thu gom rác dễ hơn, giảm thời gian.


Trăn trở về rác

Trưởng nhóm Nguyễn Lương Ngọc nói nhờ mạng xã hội và truyền thông mà công việc dọn rác của nhóm Sài Gòn Xanh được biết đến nhiều hơn, tình nguyện viên tham gia đông và các địa phương hỗ trợ nhiệt tình.

Nhóm muốn hướng tới một mục đích rộng hơn...

  continue reading

79 episoder

Artwork
iconDel
 
Manage episode 434670856 series 3592817
Indhold leveret af Tada Le. Alt podcastindhold inklusive episoder, grafik og podcastbeskrivelser uploades og leveres direkte af Tada Le eller deres podcastplatformspartner. Hvis du mener, at nogen bruger dit ophavsretligt beskyttede værk uden din tilladelse, kan du følge processen beskrevet her https://da.player.fm/legal.

Nhóm Sài Gòn Xanh thành lập tháng 12-2022 do hai bạn trẻ Nguyễn Lương Ngọc và Hồ Văn Vĩ khởi xướng. Đến nay, nhóm có 50 thành viên thường trực và hơn 1.400 tình nguyện viên.

Họ đã bắt đầu đi dọn rác trên kênh từ tháng 12-2022. Họ đã dọn được hơn 2.000 tấn rác từ 150 dòng kênh ở nhiều tỉnh thành. Nhưng "Một nhóm Sài Gòn Xanh dọn không hết rác, 1.000 nhóm dọn cũng không hết rác, chỉ khi mỗi người không xả rác thì mới hết rác" - lời của nhóm Sài Gòn Xanh.

Sáng sớm, Nguyễn Vũ Hùng - sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) - chạy xe từ TP Thủ Đức đến gửi gần cầu Rạch Lăng (quận Bình Thạnh) để tham gia vớt rác với các bạn mình trong nhóm Sài Gòn Xanh.

Mặc đồ bảo hộ (gồm áo phao, quần yếm, ủng, ba loại găng tay), Hùng lội xuống dòng kênh bùn sình đen kịt, gỡ từng giề lục bình ra khỏi phao chắn rác rồi chuyển lên bờ.

Xung quanh Hùng, hơn 20 thanh niên khác trong nhóm vớt từng bọc rác, chai nhựa, bao ni lông, áo quần cũ và vô số loại rác khác từ dòng nước đen ngòm, chuyền nhau đưa lên bờ. Chỉ non buổi sáng, 80 thanh niên gom được một đống rác to dưới chân cầu Rạch Lăng. Người đi qua tò mò nhìn họ.

Hùng không nhớ đây là lần thứ mấy anh tham hoạt động của nhóm nhưng với Nguyễn Dũng, một nhân viên kinh doanh 27 tuổi, đây là lần đầu anh tham gia vớt rác. Dũng được phân công kéo rác từ kênh lên bờ, bỏ vô bao.

"Tôi đọc được thông tin của nhóm vớt rác này qua mạng xã hội, ngưỡng mộ việc làm của các bạn nên đăng ký tham gia thành viên qua app. Đây là lần đầu tôi lội kênh, nước sâu tới ngực nên tôi cũng hơi sợ. Nhưng dưới kênh có quá nhiều rác nên khi bắt đầu kéo rác là tôi quên sợ" - Dũng nói.

Nhưng ở đây, anh gặp nhiều người cùng lý tưởng… vớt rác nên ai cũng thấy như quen biết lâu rồi. Dũng nói anh sẽ tham gia tiếp và một lần đi vớt rác như vậy, với anh, mới có sự chiêm nghiệm thực tế mà điều chỉnh hành vi của mình. "Mỗi khi định bỏ bừa miếng rác, tôi sẽ nhớ lại những vất vả khi đi dọn rác, nhớ công việc của nhóm vớt rác để ngừng lại", anh nói.

Phạm Hoàng Phương Vy, sinh viên năm 2 Trường ĐH Tài chính - Marketing, là tình nguyện viên mới tham gia vài buổi. Sáng nay, Vy được phân công gom rác vô bao. "Nước kênh bẩn, mùi hôi kinh khủng, rác quá nhiều, tôi rất mệt. Nhưng khi nhìn lại đoạn kênh đã được nhóm mình làm sạch, tôi thấy buổi sáng của mình có ích thực sự", Vy chia sẻ.

Đoạn rạch dưới chân cầu Rạch Lăng trước khi được vớt rác.

Bà Năm Lành, một người dân ở đường Phan Chu Trinh, kể bà sống gần cầu Rạch Lăng - nơi rác đọng mấy năm nay. "Thấy các thanh niên ở chỗ khác tới dọn rác gần nhà mình mà nể tụi nhỏ ghê, tụi nó còn trẻ mà không sợ dơ, không thấy gớm, đi dọn rác dưới rạch, lòng tôi thấy hổ thẹn vì có khi mình cũng bỏ rác xuống đó. Tôi đã dặn con cháu trong nhà là từ nay đừng bỏ rác xuống rạch nữa. Người ta từ nơi khác tới vớt rác mà mình sống gần đó lại bỏ rác xuống rạch coi sao được".

Nhóm Sài Gòn Xanh thành lập tháng 12-2022 do hai bạn trẻ Nguyễn Lương Ngọc và Hồ Văn Vĩ khởi xướng. Đến nay, nhóm có 50 thành viên thường trực và hơn 1.400 tình nguyện viên ở khắp các quận huyện thuộc TP.HCM và các tỉnh lân cận.


Chỉn chu từ A tới Z

Nguyễn Lương Ngọc (28 tuổi, trưởng nhóm), cho biết với mỗi buổi vớt rác, nhóm lên kế hoạch trước từ hai tuần đến một tháng. Ban đầu họ khảo sát địa điểm, xếp lịch, liên hệ địa phương hỗ trợ về kế hoạch, công tác tổ chức, xử lý rác… Nơi nào có dự án đặt phao chắn rác thì nhóm liên hệ để chính quyền quản lý và bảo vệ hệ thống phao này.

Để tổ chức một buổi vớt rác, họ cần các nhóm nhỏ, gồm đội cơ động, đội hậu cần, đội truyền thông. Đội cơ động làm những công việc tương đối phức tạp, cần kỹ năng thành thục.

Nguyễn Vũ Hùng, thành viên đội cơ động, được phân công ra giữa dòng nước gỡ rác và lục bình từ phao chắn rác. Đội truyền thông phụ trách quay phim chụp hình, livestream… đưa lên các nền tảng online để lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường và "tuyển" thêm tình nguyện viên.

Sau khi "chốt" kế hoạch, đội truyền thông sẽ đăng lịch vớt rác trên app hoặc các tài khoản mạng xã hội của nhóm thông báo về hoạt động, mời các tình nguyện viên tham gia.

Các tình nguyện viên sẽ được họp online để được tập huấn, cảnh báo ứng phó các loại rác nguy hiểm như kim tiêm, mảnh chai, rắn rết… và hạn chế tiếp xúc vật sắc nhọn.

Đó là nơi họ cùng nhau luyện những kiến thức về phân loại, xử lý rác và cách tự bảo vệ, nhận thông tin về giờ giấc, địa chỉ, hướng dẫn đường đi đến địa điểm tập trung vớt rác, chỗ để xe…

Trước khi "xông trận", các tình nguyện viên được hướng dẫn cách sử dụng đồ bảo hộ. Ai lội kênh thì mang quần yếm, áo phao, găng tay ba lớp (chống cắt, chống nước và bao tay y tế); người trên bờ mang ủng, găng tay hai lớp.

Phần lớn các tình nguyện viên của nhóm Sài Gòn Xanh là sinh viên, thanh niên. Ảnh: YẾN TRINH

Trần Văn Phú (sinh viên năm 3 Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, thuộc đội hậu cần) kể: khoảng 5h sáng, đội trưởng đội hậu cần gọi điện cho cửa hàng tạp hóa gần kênh để đặt nước uống.

Đội này cũng lo thức ăn nhẹ và dụng cụ bảo hộ cho các tình nguyện viên trong buổi vớt rác. Ai khát nước, cần khăn lau mặt, lau kính, găng tay, quần áo bảo hộ, khẩu trang… sẽ được các anh/chị nuôi của đội hậu cần phục vụ tận tay.

Gần đây, nhóm Sài Gòn Xanh ra mắt app để cộng đồng tiện theo dõi thông tin, đăng ký làm tình nguyện viên cho mỗi hoạt động.

Hơn nửa năm nay, ngoài hoạt động vớt rác làm sạch kênh rạch, nhóm còn đặt phao chắn rác ở nhiều đoạn kênh nhằm giữ cho rác không trôi về cuối nguồn. Phao chắn rác còn giúp việc thu gom rác dễ hơn, giảm thời gian.


Trăn trở về rác

Trưởng nhóm Nguyễn Lương Ngọc nói nhờ mạng xã hội và truyền thông mà công việc dọn rác của nhóm Sài Gòn Xanh được biết đến nhiều hơn, tình nguyện viên tham gia đông và các địa phương hỗ trợ nhiệt tình.

Nhóm muốn hướng tới một mục đích rộng hơn...

  continue reading

79 episoder

Semua episod

×
 
Loading …

Velkommen til Player FM!

Player FM is scanning the web for high-quality podcasts for you to enjoy right now. It's the best podcast app and works on Android, iPhone, and the web. Signup to sync subscriptions across devices.

 

Hurtig referencevejledning